Bạn muốn kinh doanh các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc, vậy bạn đã tìm hiểu về các quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chi tiết chưa? Trong phạm vi bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn những bước nhập khẩu hàng hóa từ nước Trung Quốc về mình một cách nhanh và thuận lợi nhất cho bạn. Giúp bạn tiết kiệm chi phí cũng như thời gian trong kinh doanh.
Để có một mặt hàng từ nước ngoài về thị trường nội địa bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh 7 bước sau đây.
Bước 1: Tìm kiếm nhà xuất khẩu và tham khảo giá cả sản phẩm đó
Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chi tiết với bước đầu tiên là tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp và các mặt hàng bạn muốn nhập khẩu. Sau khi tìm hiểu kĩ bạn lên kết hoạch đặt hàng và nhập hàng. Tuy nhiên bạn cần đặt một mẫu sản phẩm trước để kiểm tra khi hàng ổn về giá cả chất lượng thì bạn mới đặt đồng loạt để tránh gặp rủi ro trong kinh doanh.
Về hàng hóa thì tên sản phẩm và chất lượng sản phẩm, hay quy cách đóng hàng cùng giá cả thời gian sản xuất cũng như hạn sử dụng cần kiểm tra kĩ. Ngoài ra về doanh nghiệp sản xuất có quy mô không? tìm hiểu về địa chỉ số điện thoại hay email, các thị trường xuất khẩu của công ty đó như thế nào? Và các sản phẩm nổi tiếng tại công ty.
Bước 2: Tiến hành đặt hàng
Để đặt hàng đảm bảo bạn cần gửi giấy đặt hàng cho bên xuất khẩu hoặc gửi email. Giấy đặt hàng cần ghi rõ các nội dung sau:
-
- Thông tin The Seller gồm tên công ty sản xuất địa chỉ và số điện thoại người, đại diện của công ty.
-
- Thông tin The Buyer gồm có tên công ty cùng địa chỉ hoặc người đại diện.
-
- Thông tin hành hóa gồm tên khách hàng và số lượng hàng đặt cũng như điều kiện giao hàng cùng tổng số tiền.
-
- Kiều kiện giao hàng như thế nào?
-
- Ghi rõ về thời gian ngày giao nhận hàng, số hợp đồng.
- Phương thức thanh toán gồm thông tin tài khoản ngân hàng người hưởng thụ và điệu kiện thanh toán hợp đồng.
Bước 3: Thanh toán quốc tế
Tại đây bạn cần thanh toán đơn hàng theo thời gian trong hợp đồng đã thỏa thuận đôi bên. Đây là thanh toán quốc tế vì vậy bạn cần chuẩn bị mọi giấy tờ bên Công ty Trung Quốc yêu cầu. Ngoài ra các địa chỉ tên công ty, người thụ hưởng, số điện thoại phải trùng khớp với trong bản hợp đồng…
Bước: 4 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu chuẩn quốc tế
Tại bước này bạn cần thực hiện một số công việc sau đây như: làm hợp đồng thương mại quốc tế và hóa đơn thương mại sau đó là phiếu đóng gói.
>>Xem thêm: Thủ Tục Xuất Trả Hàng Nhập Khẩu Đã Thông Quan
Bước 5: Lựa chọn hình thức vận chuyển hàng về nội địa
Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chi tiết thì việc lựa chọn hình thức vận chuyển là vấn đề cần cân đối và xem xét lỹ lưỡng. Hiện nay có 3 hình thức đó là hàng xách tay bằng phương tiện hàng không hay vận chuyển hàng qua đường biển và đường bộ. Tuy nhiên mỗi hình thức lại có những thuận lợi và khó khăn riêng. Ví dụ như đường bay thì nhanh chóng nhưng chi phí cao, Với đường biển thì giá rẻ nhưng thời gian khá lâu. Còn với đường bộ thì giá cả và thời gian là vừa phải. Như vậy bạn cần suy tính và lựa chọn hình thức nào phù hợp cho mình nhất để lựa chọn.
Bước 6: Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam
Đối với mỗi mặt hàng hải quan yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản bao gồm các giấy tờ như sau: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, bản danh sách hàng hóa, giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, kiểm dịch sản phẩm và giấy đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa…
Bước: 7 Lấy hàng hóa và đưa về kho nội địa
Sau khi bạn đã hoàn thành xong các thủ tục hải quan nhập khẩu thì công việc cuối cùng là nhận hàng và vận chuyển về kho nội địa. Thông thường các chủ đầu tư thuê xe ô tô vận chuyển tùy vào mặt hàng mà lựa chọn loại xe. Chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe tự lấy hàng chuyển hàng về địa điểm kho của bạn một cách nhanh và an toàn nhất. Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho bạn trong kinh doanh. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại hàng về tên mặt hàng và số lượng cũng như chất lượng hàng.
Với quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam khá phúc tạp và trải qua nhiều bước khác nhau. Như vậy để thuận lợi cho kinh doanh bạn cần tìm hiểu kĩ về các quy trình như chúng tôi nêu trên bài viết. Trên đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn trong suốt chặng đường kinh doanh hàng nhập khẩu. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường mình chọn.